Thứ năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử xã Ninh Mỹ

Quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành đồ án khung mẫu thiết kế nhà ở điển hình xây dựng mới trong vùng lõi Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An

Thứ hai, 15/07/2024

/userfiles/images/Q%C4%90%20M%E1%BA%AAU%20NH%C3%80%20%E1%BB%9E.pdf

NỘI DUNG THUYẾT MINH

ĐỒ ÁN KHUNG MẪU THIẾT KẾ NHÀ Ở ĐIỂN HÌNH XÂY DỰNG MỚI TRONG VÙNG LÕI DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN

THẾ GIỚI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN

 

  1. MỞ ĐẦU

1. Tên dự án:

    ĐỒ ÁN KHUNG MẪU THIẾT KẾ NHÀ Ở ĐIỂN HÌNH XÂY DỰNG MỚI TRONG VÙNG LÕI DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN.

2. Địa điểm thực hiện dự án:

          Áp dụng với các nhà ở xây dựng mới trong vùng lõi Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - tỉnh Ninh Bình (sau đây gọi tắt là Di sản Tràng An).

3. Chủ đầu tư thực hiện đồ án:

          SỞ DU LỊCH NINH BÌNH.

4. Đơn vị tư vấn thiết kế:

     CÔNG TY CỔ PHẦN VICC - Địa chỉ: Số 84/190 Trần Phú, phường Nam Thành - thành phố Ninh Bình.

IISỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỒ ÁN

1. Lý do thực hiện đồ án

Tỉnh Ninh Bình nằm ở phía đông nam đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí đặc biệt quan trọng trên các phương diện địa lý - văn hóa - sinh thái; là nơi sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ của núi sông - hang động, mang đậm những giá trị lịch sử -văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam từ thời tiền sử đến thời hiện đại; là nơi duy nhất ở Việt Nam sở hữu Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới có ý nghĩa rất đặc biệt, đó là: "Quần thể danh thắng Tràng An". Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thu phục 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư, mở xưng Hoàng đế, lập nên Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Với 42 năm là kinh đô của Đại Cồ Việt, Hoa Lư có một sứ mệnh lịch sử hết sức quan trọng. Di sản mà Nhà nước Đại Cồ Việt, Vua Đinh Tiên Hoàng cùng các bậc tiền nhân để lại và những thành tựu mà tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong thời gian qua là vô cùng quý giá; là nền tảng vững chắc để cho sự phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và truyền thống tốt đẹp của vùng đất Cố đô Hoa Lư, của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người dân, cũng như các cấp chính quyền và đặc biệt là nhân dân và chính quyền các cấp tại vùng lõi di sản.

Để phát huy hơn nữa những giá trị đó, HĐND đã ra Nghị quyết số 105/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2030.Sở Du lịch Ninh Bình đã triển khai xây dựng Đồ án: “Khung mẫu thiết kế đối với nhà xây dựng mới trong vùng lõi di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An” làm cơ sở cho việc hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở trong vùng lõi Di sản, từng bước xây dựng không gian kiến trúc phù hợp với cảnh quan của vùng lõi di sản, góp phần bảo tồn những giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống và không gian kiến trúc tại các khu dân cư tập trung và nâng tầm vị thế của di sản, từ đó tạo dựng bản sắc cho không gian kiến trúc cảnh quan vùng lõi di sản. Tạo ra sự phát triển bền vững cho người dân vùng lõi và hấp dẫn du khách tham quan.

Trong vấn đề bản sắc, thì "bản sắc kiến trúc" là những giá trị cốt lõi, những đặc trưng nổi trội và đặc sắc của kiến trúc, mà có thể cảm nhận được rõ ràng, giúp nhận diện một ngôi nhà, một khu phố, hay một thôn xóm và phân biệt nơi này với nơi khác; trong đó, một phần có nguồn gốc tự nhiên như cảnh quan xung quanh, còn phần lớn là do con người ở đó tạo ra trong quá trình xây dựng sinh sống và phát triển. Đó là những nét đặc trưng phản ánh cốt cách tinh thần của cộng đồng dân cư tại một vùng miền xác định, được nhận biết thông qua cách thức họ tổ chức cuộc sống (cư trú, sinh hoạt, lao động sản xuất) và ứng xử với những điều kiện tự nhiên và văn hóa - xã hội cụ thể của địa phương.

Trong sự phát triển của bối cảnh mới, thì các yếu tố về giá trị kiến trúc đã và đang trở thành nguồn lực, động lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững, điển hình như phố cổ Hà Nội, Hội An, Hạ Long, Đà Nẵng…và đặc biệt phố cổ Hoa Lư Ninh Bình.

Kiến trúc và du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các công trình kiến trúc là thành phần chính để thu hút công chúng và việc thu lợi từ các công trình này bằng các dịch vụ du lịch giúp cho chúng tồn tại bền vững qua thời gian. Nhờ có du lịch mà đời sống người dân được cải thiện và gắn kết hơn với địa phương của mình.

2. Hiện trạng nhà xây dựng trong vùng lõi quần thể danh thắng Tràng An

- Khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An rộng 18 xã (của 05 huyện, thành phố: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và các thành phố Tam Điệp, Ninh Bình,) với diện tích 12.252 ha trong đó có 6.226 ha và vùng đệm rộng 6.026 ha, với nhiều khu dân cư, làng xóm (khoảng 20.000 dân) trong vùng lõi. Tập trung đông với mật độ cao và có ảnh hưởng lớn nhất đến cảnh quan vùng lõi di sản là tại 3 xã: Trường yên , Ninh Hải, và Hoa lư

*) Đặc điểm nổi bật của kiến trúc khu dân cư trong vùng lõi di sản:

-  Khu di sản Tràng An, Ninh Bình là vùng đất cổ có chiều sâu lịch sử, chiều rộng không gian và chiều dài quá trình cư trú của con người. Trong đó có nhiều công trình có giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt như di tích Cố đô Hoa Lư, các đình, đền, chùa, miếu mạo cổ với số lượng lớn phân bố tập trung trong các làng, xóm như: chùa nhất trụ, chùa Bích Động, đền Thái Vi, đình làng Yên Thành...

 Đặc biệt trong vùng Di sản Tràng An, nhà ở kiến trúc truyền thống có vai trò đặc biệt quan trọng, theo thống kê sơ bộ của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong vùng lõi Di sản Tràng An còn khoảng trên 100 nếp nhà có kiến trúc truyền thống tiêu biểu được xây dựng trước năm 1945 và phân bố chủ yếu trên địa bàn hai xã Trường Yên và Ninh Xuân của huyện Hoa Lư. Những nhà truyền thống này có niên đại khoảng từ 50 năm và lâu đời nhất khoảng hơn 100 năm theo kiểu nhà đặc trưng vùng Đồng bằng Bắc Bộ với bố cục theo kiểu nhà ngang, 5 gian, 3 gian 2 trái, 3 gian.. với kết cấu khung tường xây gạch bao che, hệ cột vì kèo gỗ, mái lợp ngói, các họa tiết hoa văn trang trí tại bờ mái, cột, vì kèo...

Bên ngoài những ngôi nhà cổ này ra còn lại rất nhiều những ngôi nhà khác cũng mang nét kiến trúc truyền thống của đồng bằng bắc bộ với các đặc điểm nổi bật sau:

- Bố cục kiến trúc: không gian 3 gian, 3 gian 2 trái, 5 gian

- Vật liệu hoàn thiện: tường xây gạch sơn màu vàng hoặc ghi sáng trung tính, cột gạch trát vữa hoàn thiện hoặc cột đá, cột gỗ. Mái lợp ngói đỏ.Hệ cửa gỗ, nền lát gạch.

- Màu sắc:  Nổi bật là màu ngói đỏ kết hợp mảng cây xanh lớn tạo bóng mát. Các mảng tường sơn vàng, ghi sáng, trắng nổi bật cùng các mảng cửa gỗ .

- Trang trí kiến trúc: Kiến trúc nhà ở không mang nặng tính trang trí cầu kỳ, chủ yếu tạo điểm nhấn nhẹ nhàng bởi các đường diềm mái; hoa văn bờ nóc mái nhẹ nhàng với đường gạch hoa tranh hoặc xây trát tạo phào đơn giản. Điểm xuyết là các bờ mái tường thu hồi xây giật cấp đắp họa tiết hoa văn trang trí đơn giản tạo điểm nhấn. Phân thân nhà chủ yếu dùng hàng cột trước hiên với các hệ đấu cột kết hợp hoa văn hoặc không cùng với hệ cửa gỗ làm ngôn ngữ kiến trúc chính.

*) Điểm hạn chế của kiến trúc khu dân cư trong vùng lõi di sản:

- Nhiều khu dân cư hiện hữu trong vùng lõi di sản, nhân dân đã sinh sống lâu đời, nay nhân khẩu tăng nên có nhu cầu phát triển nhà ở để sinh sống, kinh doanh, mặt khác do phong tục tập quán nên người dân không muốn di chuyển ra ngoài, muốn phát triển tại chỗ dẫn đến gia tăng quá trình đô thị hóa mà đặc trưng nhất chính là quá trình tách thửa, phân lô khiến cho xuất hiện ngày càng nhiều các thửa đất có chiều rộng mặt tiền từ 3 đến 6m từ đó hình thành các dãy nhà liền kề bám trục đường chính.

- Với sự phát triển về kinh tế, gia tăng dân số, dẫn đến nhu cầu gia tăng quá trình đô thị hóa. Hiện nay, việc xây dựng ở khu vực khá tùy tiện, không có hướng dẫn định hướng cho kiến trúc trong xây dựng nhà ở cho người dân. Vì vậy, cấu trúc làng xã đã biến dạng, kiến trúc pha tạp đang làm mất dần bản sắc kiến trúc làng xã Việt Nam.

3. Mục tiêu của đồ án

- Đề xuất thiết kế khung mẫu nhà ở điển hình trong vùng lõi Di sản Quần thể danh thắng Tràng An nhằm xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan của vùng lõi di sản, nâng tầm vị thế và giá trị tổng hợp của Di sản, từ đó tạo dựng bản sắc cho không gian kiến trúc cảnh quan vùng lõi Di sản.

- Đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân xây dựng mới nhà ở (theo khung mẫu thiết kế) trong vùng lõi Di sản Quần thể danh thắng Tràng An theo Nghị quyết 105/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2030.

- Hạn chế được tình trạng xây dựng tràn lan manh mún, lộn xộn thiếu bản sắc.

4. Thực tiễn các mô hình bảo tồn, xây dựng mới phát huy được giá trị kiến trúc trong phát triển du lịch

1) Các khu đô thị và nông thôn truyền thống được bảo tồn:

- Phố cổ Hà Nội

- Phố cổ Hội An

- Làng cổ Đường Lâm

2) Các khu đô thị, phố đi bộ mới xây dựng:

- Phố cổ chợ đêm Hạ Long

- Phố cổ Hoa lư - Ninh Bình

5. Căn cứ pháp lý:

  • Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
  • Luật Di sản Văn hóa ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18/06/2019;
  • Căn cứ vào Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
  • Nghị quyết số 105/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2030
  • Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình;
  • Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/09/2017 của Chính phủ về quy định bảo vệ quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam;
  • Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 về việc ban hành quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
  • Quyết định số 37/2021/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng quản lý trật tự xây dựng và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
  • Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nhà ở riêng lẻ và các quy định hiện hành khác.
  1. QUY MÔ DỰ ÁN

- Căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng.

  • Căn cứ vào Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình.

- Căn cứ vào khảo sát hiện trạng các khu dân cư hiện hữu trong vùng lõi Di sản.

   Các thiết kế nhà của đồ án có quy mô như sau:

 

Stt

Nội dung

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng diện tích sàn (m2)

Số tầng

A

NHÓM NHÀ THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG

1

Mẫu nhà 3 gian theo kiểu nhà cổ truyền thống Bắc bộ

100

100

1

2

Mẫu nhà 3 gian theo kiểu nhà cổ truyền thống Bắc bộ

100

190

2

3

Mẫu nhà 5 gian theo kiểu nhà cổ truyền thống Bắc bộ

130

130

1

4

Mẫu nhà 3 gian 2 chái theo kiểu nhà cổ truyền thống Bắc bộ

115

115

1

B

NHÓM NHÀ VƯỜN

5

Mẫu nhà vườn 1 tầng

150

150

1

6

Mẫu nhà vườn 2 tầng

150

218

2

7

Mẫu nhà vườn 2 tầng

120

195

2

C

NHÓM NHÀ LIỀN KỀ

8

Mẫu nhà liền kề 2 tầng mặt tiền rộng 6m

80

160

2

9

Mẫu nhà liền kề 2 tầng mặt tiền rộng 5m

65

130

2

10

Mẫu nhà liền kề 3 tầng mặt tiền rộng 6m

82

240

3

11

Mẫu nhà liền kề 3 tầng mặt tiền rộng 4m

70

180

3

12

Mẫu nhà liền kề 2 tầng mặt tiền rộng 6m

84

166

2

 

  1. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Địa điểm xây dựng:

- Tại các khu dân cư tập trung trong vùng lõi khu Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

2. Điều kiện tự nhiên:

2.1. Khí hậu

- Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới.

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm;

- Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ;

- Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%.

V. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

1. Nguyên tắc chung thiết kế nhà ở phù hợp với các điều kiện phát triển hiện nay tại vùng lõi di sản Tràng An

- Công trình quy hoạch các khối nhà mới có bố cục kiến trúc gọn gàng, hiện đại, tạo ra mặt bằng quy hoạch có mật độ thoáng phù hợp cho môi trường cảnh quan thiên nhiên, tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam về nhà ở.

- Giải pháp quy hoạch mặt bằng nhằm tạo nên cảnh quan, mật độ cây xanh và tận dụng điều kiện về ánh sánh tự nhiên và thông gió tự nhiên giữa các khối nhà.

- Kiến trúc nhà ở có tính hiện đại về công năng, phương pháp xây dựng, tạo sự hấp dẫn nơi chốn, tạo được bộ mặt chung cho kiến trúc đô thị hấp dẫn khách du lịch.

- Kiến trúc nhà ở vùng lõi di sản mới cần kế thừa các nét, các chi tiết kiến trúc truyền thống như hệ mái lớn, tỷ lệ giữa các không gian kiến trúc, các không gian bán lộ thiên, các không gian tạo vi khí hậu…;

- Tôn trọng tối đa điều kiện địa hình, tránh đào đắp khối lượng lớn gây tốn kém và ô nhiễm môi trường, khai thác ưu điểm và tìm các giải pháp giảm thiểu nhược điểm của điều kiện khí hậu và môi trường của khu vực xây dựng;

- Hình thúc kiến trúc: mang tính chất đặc trưng bản sắc của kiến trúc truyền thống Việt Nam song phải thể hiện được tính hiện đại và phù hợp với sự phát triển của thời đại. Đáp ứng được thị hiếu kiến trúc của đại đa số người dân và có tính ứng dụng cao.

- Kết hợp hài hòa trong việc sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống tại địa phương, vùng phụ cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong xây dựng.

2. Giải pháp thiết kế các nhóm nhà ở điển hình

          Đặc thù kiến trúc nhà ở là sự đa dạng về hình thức, công năng, vật liệu sử dụng. Do mỗi gia đình sẽ có các nhu cầu sử dụng công năng khác nhau trong những ngôi nhà của mỗi gia đình. Để đảm bảo nâng cao tính khả thi của đồ án và đảm bảo mục tiêu chính của đồ án, các thiết kế đề xuất trong đồ án chỉ tập trung vào các mẫu thiết kế mặt tiền công trình nhằm tạo ra các mẫu nhà đẹp, phù hợp với cảnh quan của vùng di sản, thể hiện được nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống, đồng thời kết hợp với tính thời đại của cuộc sống. Đa dạng các mẫu thiết kế nhưng nhất quán trong ngôn ngữ kiến trúc để tạo nên các bố cục không gian kiến trúc cảnh quan có tính đồng nhất, từ đó tạo ra bản sắc riêng cho khu vực và hình thành đô thị di sản mang bản sắc kiến trúc hồn Việt.

Qua nghiên cứu và khảo sát hiện trạng điều kiện địa hình, tự nhiên, diện tích các lô đất thực tế tại vùng lõi Di sản. Kết hợp nghiên cứu các mẫu nhà truyền thống được bảo tồn, các khu phố mới xây dựng theo kiểu truyền thống; khảo sát ý kiến người dân tại các khu vực trong vùng lõi… để thiết kế mô hình nhà ở điển hình với các đặc điểm chung sau:

  1. Bố cục kiến trúc:

- Nhóm đối tượng muốn xây dựng mẫu nhà theo kiểu truyền thống, có khuôn viên đất rộng: Không gian 3 gian, 3 gian 2 trái, 5 gian với chiều cao xây dựng 1 tầng đối với nhà có nhu cầu sử dụng diện tích mặt bằng nhỏ. Hoặc với chiều cao xây dựng 2 tầng đối với nhà có nhu cầu sử dụng diện tích mặt bằng lớn. Hạn chế xây cao 3 tầng vì những ngôi nhà này có khối tích bề mặt lớn xây cao 3 tầng sẽ ảnh hưởng lớn đến không gian kiến trúc cảnh quan chung của khu vực.

- Nhóm đối tượng muốn xây dựng mẫu nhà theo kiểu nhà vườn, có khuôn viên đất rộng:  Bố trí mặt bằng công năng linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của từng đối tượng. Có thể bố trí 1 tầng hoặc 2 tầng tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Hạn chế xây cao 3 tầng vì những ngôi nhà này có khối tích bề mặt lớn xây cao 3 tầng sẽ ảnh hưởng lớn đến không gian kiến trúc cảnh quan chung của khu vực.

- Nhóm đối tượng muốn xây dựng mẫu nhà theo kiểu nhà liền kề, có khuôn viên đất hẹp mặt tiền từ 3-6m:  Bố trí mặt bằng công năng linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của từng đối tượng. Có thể bố trí 2 tầng hoặc 3 tầng tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình.

  1. Vật liệu hoàn thiện:

+ Mái lợp ngói đất nung hoặc ngói màu hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung.

+ Tường xây gạch trát vữa xi măng sơn nước màu trung tính (vàng kem hoặc ghi sáng), hoặc tường gạch mộc để trần, tường đá hộc miết mạch. Hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường.

+ Hệ của gỗ, kính, cửa nhôm kính… hoặc các chủng loại cửa khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên có nguồn gốc hoặc vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.

  1. Sử dụng tông màu sáng trung tính các gam màu hài hòa với cảnh quan khu vực, hạn chế sử dụng màu sắc sặc sỡ và dùng quá nhiều màu sắc trên một công trình.
  2.  Trang trí kiến trúc: Kiến trúc nhà ở không mang nặng tính trang trí cầu kỳ, chủ yếu tạo điểm nhấn nhẹ nhàng bởi các đường diềm, bờ nóc , tường thu hồi mái... Để tạo lại các ngôn ngữ kiến trúc truyền thống một cách đơn giản và tinh tế. Phần thân nhà chủ yếu dùng hàng cột trước hiên với các hệ đấu cột kết hợp hoa văn hoặc phào chỉ nhẹ nhàng, cùng các chi tiết kiến trúc của hiên, mái...làm ngôn ngữ kiến trúc chính tạo ra nét đặc trưng chung cho toàn bộ các nhóm mẫu nhà.

 

Sau đây là các loại mẫu thiết kế nhà phù hợp với điều kiện thực tế của người dân, bao gồm các thể loại mẫu sau:

a. Nhóm nhà ở kiểu truyền thống (tương ứng với các nhà số 1,2,3,4 trong hồ sơ thiết kế kèm theo): Mẫu nhà ở ba gian, ba gian 2 chái, năm gian, mẫu nhà ba gian hai tầng, được thiết kế trên cơ sở kế thừa đặc trưng của kiến trúc nhà ở truyền thống. Đây là thể loại nhà phù hợp với khu đất có diện tích khuôn viên đất rộng, có chiều dài mặt tiền lớn. Các không gian bên trong ngôi nhà được nghiên cứu bố trí vừa đảm bảo tập quán, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu sử dụng linh động, riêng tư của gia đình. Các không gian đều đảm bảo yêu cầu về ánh sáng và thông thoáng.

- Nhà bố trí xây dựng theo chiều ngang nhằm tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió. Với hàng hiên trước mặt được bao che bởi hệ mái dốc, lợp ngói chống nóng, che nắng. Tạo sự thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông bởi hệ cửa rộng, thoáng bố trí ở mặt tiền.

- Vật liệu hoàn thiện sử dụng chính:

+ Mái lợp ngói đất nung hoặc ngói màu hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung.

+ Tường xây gạch trát vữa xi măng sơn nước màu trung tính (vàng kem hoặc ghi sáng), hoặc tường gạch mộc để trần, tường đá hộc miết mạch. Hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường.

+ Hệ của gỗ, kính, cửa nhôm kính… hoặc các chủng loại cửa khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên có nguồn gốc hoặc vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.

- Chiều cao khống chế: Nhà xây có chiều cao dưới 12m theo quy định về quy hoạch xây dựng trong vùng lõi di sản Tràng An.

- Màu sắc: Sử dụng tông màu sáng trung tính các gam màu hài hòa với cảnh quan khu vực, hạn chế sử dụng màu sắc sặc sỡ và dùng quá nhiều màu sắc trên một công trình.

b. Nhóm nhà vườn (tương ứng với các nhà số 5, 6,7 trong tập hồ sơ thiết kế kèm theo): Mẫu nhà vườn được thiết kế trên cơ sở kế thừa đặc trưng của kiến trúc nhà ở truyền thống tuy nhiên thiết kế điều chỉnh phù hợp linh động với nhu cầu đang phát triển của cuộc sống hiện đại nhằm hướng tới các không gian kiến trúc mới không gian mở thông thoáng khai thác tầm nhìn cảnh quan xung quanh. Đây là thể loại nhà phù hợp với khu đất có diện tích khuôn viên đất rộng, có thể linh động theo bố cục chiều ngang (mầu số 5,6) hoặc chiều dọc khu đất (mẫu số 7). Các không gian bên trong ngôi nhà được nghiên cứu bố trí vừa đảm bảo tập quán, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu sử dụng linh động, riêng tư của gia đình. Các không gian đều đảm bảo yêu cầu về ánh sáng và thông thoáng. Tùy vào nhu cầu sử dụng công năng có thể xây 1 tầng (mẫu số 5) hoặc 2 tầng(mẫu số 6,7). Tùy vào địa thế khu đất có thể xây theo chiều ngang khu đất (mẫu số 5,6) hoặc theo chiều dọc khu đất (mẫu số 7).

- Nhà bố trí xây dựng theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc nhằm tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió. Với hàng hiên trước mặt hoặc bên hông được bao che bởi hệ mái dốc, lợp ngói chống nóng, che nắng. Tạo sự thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông bởi hệ cửa rộng, thoáng bố trí ở mặt tiền.

- Vật liệu hoàn thiện sử dụng chính:

+ Mái lợp ngói đất nung hoặc ngói màu hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung.

+ Tường xây gạch trát vữa xi măng sơn nước màu trung tính (vàng kem hoặc ghi sáng), hoặc tường gạch mộc để trần, tường đá hộc miết mạch. Hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường.

+ Hệ của gỗ, kính, cửa nhôm kính… hoặc các chủng loại cửa khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên có nguồn gốc hoặc vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.

- Chiều cao khống chế: Nhà xây có chiều cao dưới 12m theo quy định về quy hoạch xây dựng trong vùng lõi di sản Tràng An.

- Màu sắc: Sử dụng tông màu sáng trung tính các gam màu hài hòa với cảnh quan khu vực, hạn chế sử dụng màu sắc sặc sỡ và dùng quá nhiều màu sắc trên một công trình.

c. Nhóm nhà liền kề (tương ứng với nhà số 8, 9,10,11,12) trong hồ sơ thiết kế kèm theo): Nhà liền kề 2 tầng và 3 tầng là mẫu nhà phù hợp với các hộ gia đình nằm dọc theo đường lộ chính ở trung tâm của thôn xóm và trục xã. Nhà bị giới hạn diện tích khuôn viên dao động từ 70-120m2. Hộ gia đình ở nhà lô thường có thể kết hợp kinh doanh trước nhà.

Mẫu nhà liền kề được thiết kế trên cơ sở kế thừa đặc trưng của kiến trúc nhà ở truyền thống còn được bảo tồn như phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An tuy nhiên thiết kế điều chỉnh phù hợp linh động với nhu cầu đang phát triển của cuộc sống hiện đại nhằm hướng tới các không gian kiến trúc mới không gian mở thông thoáng khai thác vi khí hậu và khai thác vật liệu địa phương, và vật liệu hiện đại ngày nay. Đây là thể loại nhà phù hợp với khu đất có diện tích mặt tiền từ 4m đến 6m. Các không gian bên trong ngôi nhà được nghiên cứu bố trí vừa đảm bảo tập quán, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu sử dụng linh động, riêng tư của gia đình. Các không gian đều đảm bảo yêu cầu về ánh sáng và thông thoáng. Tùy vào nhu cầu sử dụng công năng có thể xây 2 tầng (mẫu số 8,9,12) hoặc 3 tầng (mẫu số 10,11). Tùy vào địa thế khu đất có thể bố trí sân rộng phía trước tạo khuôn viên cảnh quan (mẫu số 8,9,10,11)  với những lô đất có chiều dài hoặc theo bố trí nhà gần sát đường (mẫu số 12).

- Nhà được thiết kế bố trí các khoảng mở giếng trời, sân sau, sân trước phân bổ theo chiều dọc nhà nhằm tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió.

- Vật liệu hoàn thiện sử dụng chính:

+ Mái lợp ngói đất nung hoặc ngói màu hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung.

+ Tường xây gạch trát vữa xi măng sơn nước màu trung tính (vàng kem hoặc ghi sáng), hoặc tường gạch mộc để trần. Hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường.

+ Hệ của gỗ, kính, cửa nhôm kính… hoặc các chủng loại cửa khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên có nguồn gốc hoặc vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.

- Chiều cao khống chế: Nhà xây có chiều cao dưới 12m theo quy định về quy hoạch xây dựng trong vùng lõi di sản Tràng An.

- Màu sắc: sử dụng tông màu sáng trung tính các gam màu hài hòa với cảnh quan khu vực, hạn chế sử dụng màu sắc sặc sỡ và dùng quá nhiều màu sắc trên một công trình.

d. Tổng hợp tiêu chí áp dụng cho việc thiết kế các nhóm nhà ở điển hình:

 

1

Diện tích xây dựng tối thiểu (m2)

≥ 60m2

2

Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập): Theo thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

 

Diện tích lô đất (m2/căn nhà)

≤ 90

100

200

300

500

≥ 1000

 

Mật độ xây dựng tối đa (%)

100

90

70

60

50

40

3

Chiều cao xây dựng tối đa (m)

≤ 12m

4

Hình thức kiến trúc

4.1

Kiểu dáng

- Nhà có mái dốc, kiểu dáng kiến trúc hài hòa với kiến trúc cảnh quan chung, mang nét kiến trúc truyền thống đặc sắc

4.2

Vật liệu hoàn thiện mặt tiền

- Tường xây gạch trát vữa xi măng sơn màu nước, hoặc tường gạch mộc để trần, tường đá hộc miết mạch hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường.

- Mái lợp ngói hoặc từ các vật liệu khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường.

- Hệ của gỗ, kính, cửa nhôm kính… hoặc các chủng loại cửa khác trên thị trường phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung. Khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên có nguồn gốc hoặc vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.

4.3

Màu sắc

Sử dụng tông màu sáng trung tính các gam màu hài hòa với cảnh quan khu vực, hạn chế sử dụng màu sắc sặc sỡ và dùng quá nhiều màu sắc trên 1 công trình.

VI. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

- Hiệu quả do dự án mang lại là hết sức to lớn, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội việc phát triển không gian kiến trúc nhà ở vùng lõi là nhiệm vụ quan trọng cho việc bảo tồn bản sắc văn hoá địa phương gắn với phát triển bền vững trong tương lai vùng di sản.

- Thể hiện được sự quan tâm, tầm nhìn của lãnh đạo các cấp chính quyền dành cho việc đầu tư phát triển bền vững cho vùng di sản.

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch của địa phương.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Xây dựng và phát triển kiến trúc khu dân cư tại Vùng lõi là xây dựng và phát triển một bản sắc riêng cho nơi đây. Đó là một quá trình mang tính chiến lược để phát triển một tầm nhìn dài hạn, đồ án này với mục tiêu xây dựng mẫu nhà tạo ra bản sắc riêng cho khu vực từ đó tạo ra bối cảnh không gian kiến trúc đặc sắc hấp dẫn khách du lịch, góp phần bảo tồn, làm đẹp, gia tăng sự hấp dẫn với khách du lịch từ đó gắn kết và thúc đẩy các đối tượng liên quan góp phần chi phối và định hình nhận thức và hành động tích cực về quá trình xây dựng và phát triển bền vũng các khu dân cư trong vùng lõi.

- Khi giá trị kiến trúc cảnh quan góp phần nâng cao giá trị từ du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích, không chỉ cho địa phương và công dân địa phương đó, mà còn cho tất cả các bên liên quan. Vì vậy, chính quyền địa phương, tổ chức và người dân cần nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu điểm đến, khai thác điểm mạnh và có những chiến lược phát triển thích hợp nhằm nâng cao vị thế của địa phương trong lòng công chúng trong và ngoài nước. Do vậy, xây dựng và phát triển mô hình kiến trúc địa phương là xu thế tất yếu và là một quá trình lâu dài, bền bỉ nhất quán và đòi hỏi nhận thức cao của chính quyền địa phương, cùng sự quan tâm đồng hành của nhiều bên đối tác liên quan và đặc biệt là người dân.

2. Kiến nghị

Để đồ án được triển khai theo đúng tiến độ đáp ứng kịp thời theo chủ trương của UBND tỉnh để hỗ trợ người dân sinh sống trong vùng lõi Di sản Quần thể danh thắng Tràng An, Sở Du lịch đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định phê duyệt đồ án với các nội dung trình bày trên, để đồ án được kịp triển khai và thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành.

 

ĐỒ ÁN KHUNG MẪU THIẾT KẾ NHÀ Ở ĐIỂN HÌNH XÂY DỰNG MỚI TRONG VÙNG LÕI DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN

 

Hồ sơ thiết kế nhà ở điển hình xây dựng mới trong vùng lõi Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An (Hồ sơ bản vẽ, thuyết minh…) đã được số hóa và lưu tại địa chỉ:

https://drive.google.com/file/d/12U7kXdtbEUFPCdOpErTNinUqGw8k0Up_/view

Các Tổ chức, đơn vị, cá nhân  quan tâm có thể xem hoặc tải về theo địa chỉ trên hoặc quét mã QR.

/userfiles/images/M%C3%83%20QR.docx

                  

Nếu cần biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ số điện thoại:  (Đ/c Nguyễn Thị Huyền Trang - Phó Trưởng phòng QLMT và CQ, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, Sở Du lịch Ninh Bình. số điện thoại 0982.941.222)

Hoặc gửi câu hỏi về qua emai: banquanlytrangan@gmail.com

Trân trọng!

 

 

 

 

 

 

Truyền thanh

Dữ liệu đang được cập nhật

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
52751

Trực tuyến: 20

Hôm nay: 178

Hôm qua: 0