Thứ sáu, 04/04/2025
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử phường Ninh Mỹ

Bài tuyên truyền phòng chống bệnh cúm mùa

Thứ sáu, 28/02/2025

        Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do người bệnh hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và tự hồi phục trong vòng 2-7 ngày, tuy nhiên đối với trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh mãn tính bệnh có thể diễn biến nặng, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

       Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán 2025, các ca mắc cúm chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp từ người sang người, khả năng lây lan mạnh, bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với người có bệnh mạn tính. Các dấu hiệu chính của bệnh cúm: sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Hiện nay, thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Theo ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Ninh Bình, số ca mắc cúm có xu hướng gia tăng từ trước và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ; thực hiện Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Công văn số 414/QLD-KD ngày 07/02/2025 của Cục Quản lý Dược về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm, Trạm Y tế khuyến cáo người dân trên địa bàn phường thực hiện tốt khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế về các biện pháp phòng bệnh cúm:

        - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

       - Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

       - Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

       - Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

       - Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của nhân viên y tế.

      - Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Danh sách liên quan
Truyền thanh

Dữ liệu đang được cập nhật

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
67461

Trực tuyến: 6

Hôm nay: 72

Hôm qua: 0